CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VÀ DỊCH VỤ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG QUỐC GIA

Kiểm định cần trục tháp

Theo thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội quy định Cần trục tự hành thuộc danh mục các thiết bị phải kiểm định an toàn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết về kiểm định cần trục tự hành dành cho mọi người.

Cần trục tự hành là gì

Cần trục tự hành là gì

Cần trục tự hành hay còn gọi là cần trục có chức năng chính là nâng hạ. chúng có thiết bị phát lực là động cơ đốt trong, dùng hệ thống chuyển động bằng bánh lốp hoặc bánh xích để hoạt động trong phạm vi rộng.

Cần trục được sử dụng chủ yếu ở kho bãi sản xuất, bến cảng, nhà ga… dùng để dỡ xếp, nâng chuyển hàng hóa. ngoài ra cần trục cũng có thể hỗ trợ các máy thi công khác trong công trường xây dựng như máy ép cọc, máy khoan, đóng cọc…

Phân loại cần trục

Cần trục tự hành được phân loại dựa trên 2 cách dưới đây:

  • Phân loại theo hệ thống dẫn động: Cần trục bánh xích, cần trục ô tô, cần trục bánh lốp.

Phân loại cần trục

  • Phân loại theo hệ thống di chuyển: gồm 3 loại là cần trục dẫn động cơ khí, điện và cần trục dẫn động thủy lực.

Tại sao cần kiểm định cần trục tự hành

Trong quá trình hoạt động, sức nặng khi làm việc của cần trục có thể lên đến hàng trăm tấn, độ nguy hiểm cao. Để đảm bảo an toàn cho mọi người trong quá trình sử dụng, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra thì cần phải kiểm định cần trục tự hành.

Kiểm định an toàn cần trục mang lại những lợi ích như sau:

  • Giúp cho thiết bị hoạt động luôn ổn định, an toàn;
  • Kịp thời phát hiện hư hỏng, ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra khi thiết bị đang hoạt động;
  • Tuân thủ và  chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật.

Quy trình kiểm định cần trục 

Chuẩn bị trước khi kiểm định cần trục

Đối với đơn vị kiểm định

  • Chuẩn bị đầy đủ thiết bị phù hợp để thực hiện kiểm định thiết bị.
  • Phối hợp cùng với cơ sở sử dụng thiết bị lập biện pháp an toàn trong quá trình kiểm định.
  • Cử kiểm định viên thực hiện kiểm định phải có năng lực, kinh nghiệm, phương tiện bảo vệ cá nhân.

Đối với cơ sở sử dụng thiết bị

  • Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật, lý lịch và các tài liệu liên quan đến cần trục cụ thể chi tiết nhất;
  • Cử cán bộ tham gia chứng kiến và công nhân vận hành, sửa chữa, căn chỉnh thiết bị khi cần thiết;
  • Cần trục được lắp đặt bình thường, đủ điều kiện tiến hành kiểm định;
  • Khu vực kiểm định phải đủ rộng, trên nền cứng. Cách ly, hoặc có biển cảnh báo trong suốt quá trình kiểm định;

Quy trình kiểm định cần trục

Đơn vị kiểm định khi tiến hành kiểm định cần trục cần thực hiện lần lượt theo các bước sau: 

Bước 1 Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, lý lịch cần trục

  • Kiểm tra bản vẽ, lý lịch cần trục
  • Kiểm tra hồ sơ vận hành, quản lý, hồ sơ bảo trì, sửa chữa
  • Xem lại hồ sơ kiểm định lần gần nhất

Bước 2: Kiểm tra vận hành: Thử không tải và có tải

Quy trình kiểm định cần trục

  • Thử không tải: Tiến hành thử không tải các cơ cấu và hệ thống gồm: Các thiết bị an toàn, cơ cấu nâng cần, cơ cấu quay, di chuyển, các thiết bị điều khiển, …các phép thử sẽ được thực hiện không ít hơn 3 lần.
  • Thử tải: gồm có thử tĩnh và thử động.

Thử tĩnh: Tải trọng thử ở 125% tải trọng làm việc hoặc 125% tải trọng sử dụng theo yêu cầu của cơ sở sử dụng.

Thử động: Tải trọng thử ở 110% tải trọng làm việc hoặc 110% tải trọng sử dụng theo yêu cầu của cơ sở sử dụng.

Bước 3: Xử lý kết quả kiểm định cần trục

Sau khi hoàn thiện xong theo QTKĐ 10-2016/BLĐTBXH kiểm định viên lập 2 biên bản kiểm định có đầy đủ chữ ký của người chứng kiến và đại diện chủ cơ sở sử dụng, hai bên mỗi bên giữ một bản.

Kết quả kiểm định đạt yêu cầu: Kiểm định viên dán tem lên vị trí dễ quan sát của thiết bị và cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định sau 5 ngày kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định

Kết quả kiểm định không đạt yêu cầu: Chỉ cấp biên bản kiểm định, trong biên bản kiểm định nêu rõ lý do không đạt và kiến nghị biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất. Sau khi chủ cơ sở sử dụng khắc phục cần trục sẽ được kiểm định lại từ đầu.

Thời hạn kiểm định cần trục tự hành

 

Thời hạn kiểm định cần trục tự hành

Quy định về thời hạn kiểm định cần trục như sau:

  • Thông thường thời hạn kiểm định cần trục là 02 năm/lần. Đối với cần trục sử dụng trên 10 năm thời hạn kiểm định được rút ngắn còn 01 năm/lần;
  • Trường hợp cơ sở sử dụng hoặc nhà chế tạo muốn rút ngắn thời hạn kiểm định thì kiểm định viên phải nêu rõ lý do rút ngắn trong biên bản kiểm định.

Chi phí kiểm định cần trục

Dựa vào tải trọng làm việc Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH quy định mức giá tối thiểu chi phí kiểm định cần trục.

Đối với từng trường hợp cụ thể chi phí kiểm định cần trục sẽ thay đổi. Để nhận được đơn giá kiểm định tốt nhất hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm.

Đơn vị kiểm định uy tín

Kiểm định an toàn cần trục cần có kết quả chính xác, khách quan và đáng tin cậy, sự lựa chọn đơn vị kiểm định uy tín hay không ảnh hưởng lớn đến chất lượng kiểm định. Chỉ có tổ chức và cá nhân được Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội cấp phép mới đủ điều kiện thực hiện thực hiện kiểm định.

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm định an toàn, đã được Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định, chúng tôi có đội ngũ kiểm định viên giỏi, chuyên môn cao tự tin mang đến cho Quý khách hàng sự hài lòng về cả chất lượng lẫn chi phí kiểm định.

Các bài viết khác